Hiệu quả của ghi nhớ ý nghĩa thường cao hơn hiệu quả của ghi nhớ máy móc khoảng hai mươi năm lần. Những tài liệu ghi nhớ theo ý nghĩa được giữ lại lâu hơn, mặc dầu ngày này qua ngày khác, nếu ta không gợi lại trong trí nhớ thì rồi sớm muộn cũng sẽ quên đi.

Nhưng nếu nghĩ rằng, ghi nhớ bao giờ cũng có lợi là không đúng. Nhiều khi chúng ta ghi nhớ những cái linh tinh, hoàn toàn không cần thiết, cuối cùng chồng chất ngổn ngang trong trí nhớ chúng ta, nếu như chúng ta không biết sớm quên những cái vụn vặt đó đi. Quên giúp ta tránh được việc nhớ lại những chuyện chống lây gì làm vui thú lắm, và, đây mới là điều quan trọng, giúp ta gạt bỏ được những chi tiết, chỉ giữ lại những khái niệm và kết luận chủ yếu như và khái quát nhất. Sở dĩ chúng ta có thể lĩnh hội và truyền đạt lại theo ý mình những điều đọc được chính là do chúng ta không thể học thuộc lòng tất cả theo ý nghĩa được.

>>> Xem thêm: Thiếu ngủ thường xuyên là nguyên nhân gây ra bệnh thận

Trong một bệnh viện tâm thần người ta đã gặp một bệnh nhân chẳng quên cái gì cả. Ông ta nhớ đủ mọi thứ ngổn ngang trong đầu óc và không thể nào diễn tả nổi một ý nghĩ riêng của mình. Ông ta có thể tái hiện nguyên văn những bài báo dài mà người ta đọc cho ông nghe cách đó vài hôm, còn ý nghĩa của những bài báo đó thì ông chẳng hiểu gì cả, thậm chí ông không thể nào trình bày lại bằng lời của mình ngay đến một cuốn sách thiếu nhi đơn giản nhất.

Nhiều bệnh nhân tâm thần có thể nhớ được rất nhiều thứ nhưng không hiểu ý nghĩa của nó

Nhiều bệnh nhân tâm thần có thể nhớ được rất nhiều thứ nhưng không hiểu ý nghĩa của nó

Nhà tâm lý bệnh học Luria, suốt trong thời gian 30 năm trời, đã nghiên cứu trí nhớ kỳ lạ của một con người. Trí nhớ đặc biệt ấy không có giới hạn cả về khối lượng lẫn thời gian.

Con người ấy có thể ghi nhớ dễ dàng một dãy trăm chữ số, từ ngữ hoặc âm tiết không có ý nghĩa gì cả. Ông ta có thể tái hiện được các chữ số, từ ngữ và âm tiết ấy sau 10, 15, 20 năm trời! Ông ta ghi nhớ các tài liệu không chút liên quan gì với nhau dễ dàng hơn các bài có ý nghĩa. Thế nhưng ông ta nhớ mặt người rất tồi.

– Nét mặt người ta cứ thay đổi luôn, rất phức tạp, – ông ta nói. – Con người ta lúc thì cười, lúc thì nghiêm nghị… đầu óc tôi cứ rối mù cả lên, chẳng biết tập trung chú ý vào đâu cả.

Ấy thế mà con người đó không sao tìm được đất dụng võ cho trí nhớ khác thường của mình. Ông ta đã thử làm người điều vận xe lửa và đã thất bại. Và suốt đời ông ta chỉ làm mỗi cái công việc, giống như một diễn viên xiếc, biểu diễn cái trí nhớ chẳng hề quên điều gì của mình.

Các bạn thấy đấy, người biết nhớ chính cũng là người biết quên!

https://bacsihoasung.vn/wp-content/uploads/2018/03/benh-nhan-tam-than.jpghttps://bacsihoasung.vn/wp-content/uploads/2018/03/benh-nhan-tam-than.jpgBá ToànCẩm nang sức khỏeGhi nhớ,Ghi nhớ máy móc,Tâm lý,Trí nhớ
Hiệu quả của ghi nhớ ý nghĩa thường cao hơn hiệu quả của ghi nhớ máy móc khoảng hai mươi năm lần. Những tài liệu ghi nhớ theo ý nghĩa được giữ lại lâu hơn, mặc dầu ngày này qua ngày khác, nếu ta không gợi lại trong trí...