Viêm thận mạn tính còn gọi là viêm tiểu cầu thận mạn tính, người mắc thường là thanh niên, có thể do viêm thận cấp tính lâu ngày phát triển thành, có thời kỳ cấp tính không rõ rệt, vừa phát.

Bệnh đã thành chứng mạn tính, triệu chứng chủ yếu là phù thũng, đái prôtêin, đái ra máu, niệu quản hình, huyết áp cao và chức năng thận giảm sút với mức độ khác nhau. Nếu lâu ngày chữa không khỏi xuất hiện hiện tượng mỏi mệt chán nản, đau đầu thích ngủ, buồn nôn có lúc nôn, nên suy nghĩ ngay có thể phát triển thành chứng niệu độc.

Bệnh này nên phân biệt với bệnh viêm thận cấp tính. Viêm thận mạn tính thường thường có huyết áp cao liên tục và cao độ, tim to, thay đổi đuôi mắt, thiếu máu, niệu tỷ trọng thấp mà cố định và hiện tượng giảm sút chức năng thận khác, do đó có khác với viêm thận cấp tính.

Viêm thận mạn tính

  • Chọn huyệt:
  1. Huyệt chủ: Thận, Bàng Quang, Đĩnh Trung, phần hố tam giác.
  2. Huyệt phối: Thận Du, Bàng Quang Du.
  • Phương pháp thực hiện:
  1. Ngón tay day huyệt thận, huyệt Bàng Quang, mỗi huyệt 3 phút, lực ép 0,25kg, tần suất mỗi phút 60 lần.
  2. Que day huyệt Đỉnh Trung 3 phút, lực ép 0,15kg, tần suất mỗi phút 75 lần.
  3. Ngón tay đẩy phần Nhĩ Giáp Đĩnh 3 phút lực ép 0,3 kg, tần suất mỗi phút 75 lần.
  4. Ngón tay đẩy huyệt Thận Du Bàng Quang Du, mỗi huyệt 3 phút lực ép 5kg, tần suất mỗi phút 60 lần

* Chú ý:

  1. Ăn uống kiêng muối hoặc lượng muối thấp.
  2. Nghỉ ngơi hợp lý, phòng cảm cúm và các bệnh truyền nhiễm khác.
Phạm HuyềnCẩm nang sức khỏeBấm huyệt trị bệnh,Điều trị viêm thận,Matxa tai trị bệnh,Viêm thận mạn tính
Viêm thận mạn tính còn gọi là viêm tiểu cầu thận mạn tính, người mắc thường là thanh niên, có thể do viêm thận cấp tính lâu ngày phát triển thành, có thời kỳ cấp tính không rõ rệt, vừa phát. Bệnh đã thành chứng mạn tính, triệu chứng chủ...