Đây là phần cấu trúc không xương nằm trong khoang gian sống, bao gồm: mâm sụn, vòng sợi và nhân nhầy. Do đó, đường kính trước sau và đường kính ngang của đĩa đệm cũng giống như các đường kính đó của thân đốt sống tương ứng.

Mỗi đĩa đệm có hình giống như một lăng kính lồi hai mặt nên có mặt trên, mặt dưới và chu vi. Áp sát với mặt xương của thân đốt sống là lớp sụn calci hoá, tiếp đến là lớp sụn trong, sau đến lớp các vòng sợi đồng tâm đan chéo nhau, ở giữa các lớp vòng sợi này có một nhân nhầy.

Mặt trên và mặt dưới của đĩa đệm thì phẳng hoặc hơi phồng lên, vừa khớp với mặt đốt sống và dính chặt với những mặt khớp đó. Trong khi đó, chu vi của đĩa đệm lại được tương đối tự do ở hai bên cột sống cũng như ở ống sống. Phía trước và phía sau, chu vi này tiếp xúc và cố định với dây chằng cột sống trước và sau.

Giải phẫu đĩa đệm

Chiều cao đĩa đệm (chiều dày) thay đổi theo từng đoạn cột sống, nói chung tăng dần từ trên xuống dưới.

 

  •  Mảm sụn: là thành phần cấu trúc thuộc về thân đốt. Thành phần gồm tổ chức sụn trong (cartilage hyalin) và tận cùng là toàn bộ hàng rào phát triển ở rìa trong mép xương của thân đốt sống.
  • Vòng sợi: gồm những sợi sụn (fibre cartilage) rất chắc và đàn hồi, đan ngoặc lấy nhau kiểu xoáy ốc, tạo thành hàng loạt vòng sợi chạy từ thân đốt này đến thân đốt khác. Hình dạng và đường kính của vòng sợi cũng giống như thân đốt sống tương ứng. ở vùng điểm của vòng sợi có một loại sợi gọi là sợi Sharpey chạy tới những đường diềm xương rồi móc chặt vào đấy. Phần lớn những bó sợi chạy chếch, theo chiều từ phải sang trái và từ trái sang phải.

Độ chếch giảm dần từ ngoài vào trung tâm, đến sát trung tâm thì hướng chạy ngang. Các bó sợi tạo thành nhiều lớp hình trứng. Các bó sợi của một lớp chạy theo cùng một hướng, nhưng lại chéo nhau với hướng của những bó sợi ở lớp bên cạnh cuối cùng thành nhiều lớp chéo nhau.

Các lớp tạo thành vòng ngoài có giới hạn tương đối rõ. Độ nghiêng của các sợi trên mặt phẳng ngang là tương xứng với độ dài của sợi và tương xứng với áp lực đè lên đĩa đệm mà các sợi phải gánh chịu. Giữa các lớp đó có những vách ngăn được gọi là những yếu tố đàn hồi. Như vậy mỗi lớp lại có một vách ngăn.

Ở phía bụng (trước) và hai bên của vòng sợi, số lượng các bó sợi tập trung nhiều hơn và chắc hơn là vùng lưng (sau). Ở phía sau và hai bên, vòng sợi mỏng và chỉ gồm một số ít những bó sợi tương đối mảnh. Như vậy, vòng sợi ở phía trước thường dày hơn ờ phía sau nên đây có thể là một yếu tố làm cho nhân nhầy lồi về phía sau nhiều hơn.

Thêm vào đó, dây chàng dọc trước chắc và đặc biệt rất rộng ờ đoạn thắt lưng (hình 3). Trên thực tế lâm sàng, trong y văn thế giới cũng như trong các kết quả nghiên cứu của chúng tôi đều khẳng định thế lồi đĩa đệm và thoát vị đìa đệm ra sau là phổ biến nhất.

  • Nhân nhầy: được cấu tạo bởi một lưới liên kết, trong đó có những tế bào tồn tại của cơ quan bào thai tảo thừng lưng (chorda dorsalis). Những tế bào này thường rất phong phú ở bào thai và ở trẻ nhỏ tới 7 – 8 tuổi.

Ở nhân nhầy, bên cạnh những tế bào tảo thừng hình túi (nang) lại có những dầy (cordon) dạng lưới tồn tại của thời kỳ phát triển bào thai nên nhân nhầy có hình thái bên ngoài của nhân tế bào lưới tảo thừng (chordaretikulum). Những khoang mắt lưới của mạng lưới trong nhân nhầy chứa một chất cơ bản nhầy lỏng (Schmorl và Junghanns, 1968). Do đó xuất hiện rất nhiều khoang, phân nhánh rất phong phú

  • Về vị trí: nhân nhầy không nằm ở chính giữa đĩa đệm. Ở đoạn lưng và thắt lưng, nhân nhầy nằm ở khoảng nối 1/3 giữa với 1/3 sau đĩa đệm. Trái lại, ở đoạn cổ thì lại ở khoảng nối Ư3 giữa với 1/3 trước.

Nhân nhầy có hình cầu, giống như cúc áo. Bình thường ở chu vi của nhân nhầy cách mép ngoài của vòng sợi khoảng 3 – 4 mm (ở đoạn thắt lưng), còn hai mặt trên và dưới của nhân nhầy cách mặt trên và dưới hai thân đốt kế cận khoảng từ 1,5 đến 2mm. Nhân nhầy chiếm khoảng 40% bề mặt (Ga đệm cát ngang.

Khi cơ thể ở tư thế đứng thẳng với trọng tải không nặng thì nhân nhầy ở đúng vị trí của nó như đã xác định, nhưng khi cột sống được vận động (nghiêng, cúi, ườn) thì nhân nhầy sẽ chuyển dồn lệch về phía đối vận (đối diện với chiều vận động) và đồng thời vòng sợi cũng chun dãn.

– Thần kinh, mạch máu của đĩa đệm nói chung rất nghèo nàn. Các sợi thần kinh cảm giác phân bố cho đĩa đệm rất ít. Mạch máu nuôi dưỡng đĩa đệm cũng không có bao nhiêu mà chủ yếu thấy ở xung quanh vòng sợi, còn trong nhân nhầy không có mạch máu. Như phần trên đã nói, đĩa đệm được nuôi dưỡng chủ yếu bằng phương pháp khuyếch tán (diffusion).

Những tĩnh mạch không van ở trong ống sống hình thành một chuỗi nối chạy suốt từ nền sọ tới xương cùng. Tình trạng chứa máu của tĩnh mạch phụ thuộc vào tư thế cơ thể. ở tư thế ngồi và nằm sấp bụng trên mặt phẳng thì những tĩnh mạch chứa căng máu.. ở tư thế ngồi xổm thì tình trạng chứa máu và áp lực trung tâm là thấp nhất.

Trong phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thắt lưng, người ta nhìn thấy những lưới tĩnh mạch màng cứng xẹp lại, chỉ có một số ít chứa đầy máu trồng như những dây sợi mà khi cắt phải cũng chảy máu không đáng kể, phần lớn chỉ cần cầm máu trong ống sống bằng điện. Bằng những cấu trúc giải phẫu đó, người ta có thể cùng với những cơ chế khác giải thích được quá trình gây đau tăng lên của bệnh lý đĩa đệm.

https://bacsihoasung.vn/wp-content/uploads/2017/11/dia-dem.jpghttps://bacsihoasung.vn/wp-content/uploads/2017/11/dia-dem.jpgPhạm HuyềnCẩm nang sức khỏeBệnh cột sống,Giải phẫu sinh lý,Thoát vị đĩa đệm
Đây là phần cấu trúc không xương nằm trong khoang gian sống, bao gồm: mâm sụn, vòng sợi và nhân nhầy. Do đó, đường kính trước sau và đường kính ngang của đĩa đệm cũng giống như các đường kính đó của thân đốt sống tương ứng. Mỗi đĩa đệm...