• SỰ TÁI HẤP THU ION Na

Bơm Na+, K+ – ATPase khu trú ở mặt bên và mặt đáy tế bào biểu mô, có tác dụng bơm Na+ từ tế bào ra dịch kẽ và bơm K+ từ dịch kẽ vào tế bào. Nhưng các mặt đáy-bên của tế bào biểu mô có tính thấm cao đối với ion K+ (gấp 50 đến 100 lần so với ion Na+) nên gần như tất cả ion K+ sau khi được bơm vào bên trong tế bào lại lập tức khuếch tán trở lại dịch kẽ theo bậc thang nồng độ. Như vậy tác dụng thực của bơm Na+ K+ chỉ là bơm rất nhiều ion Na+ ra dịch kẽ làm cho nồng độ ion Na+ ở trong tế bào rất thấp.                                            ‘

Màng tế bào biểu mô phía lòng ống được viền bằng diềm bàn chải làm cho diện tích tiếp xúc của màng ống tăng lên 20 lần. Trong bờ bàn chải có rất nhiều protein mang tham gia vào cơ chế vận chuyển tích cực thứ phát ở ống lượn gần. Đó là:

Sự đồng vận chuyển với Na+ của glucose hoặc các acid amin từ lòng ông vào trong tế bào biểu mô: ở lòng ống, các protein mang gắn đồng thời với cả glucose (hoặc acid amin) và Na+. Do sự chênh lệch nồng độ của ion Na+ rất lốn từ lòng ống vào tê bào nên Na+ vận động theo bậc thang điện hóa vào bên trong tế bào, kéo theo glucose (hoặc acid amin) đi cùng vói nó. Mỗi loại protein mang đặc hiệu vối sự vận chuyển của một chất hoặc một loại chất.

Sự bài tiết tích cực của H+ ngược chiều với ion Na+: ở bên trong tế bào biểu mô, ion H+ gắn với protein mang trong diềm bàn chải, trong khi ion Na+ trong lòng ống gắn với đầu kia của cùng một protein Khi Na+ vận chuyển vào bên trong theo bậc thang điện hóa, thì ion H+ bị đẩy ra lòng ống.

Khoảng 65% ion Na+ được tái hấp thu ở ống lượn gần.

Chủ đề hay:

Tái hấp thu ion Na ở ống lượn gần

  • SỰ TÁI HẤP THU ION Cl

lon cl được khuếch tán thụ động theo ion Na+ để duy trì sự trung hòa điện.

  • SỰ TÁI HẤP THU ION K+

Ở ống lượn gần ion K+ được tái hấp thu theo cơ chế đồng vận chuyển với ion Na1.

  • SỰ TÁI HẤP THU ION HCO3

Ion HCO3 được tái hấp thu một cách gián tiếp qua C02 như sau: Ở bên trong tế bào biểu mô, CO2 được sinh ra trong quá trình chuyển hóa sẽ kết hợp với nước với sự xúc tác của men carbonic anhydrase (C.A) để tạo ra HọCO;}: H9CO3 phân ly thành ion H+ và ion HC07 ; ion H+ được bài tiết tích cực vào lòng ông. Tại đây ion H+ kết hợp với ion HCO3 có trong dịch ống để tạo thành H9CO3; H9CO3 sẽ phân ly thành C02 và H2O; nước ở lại dịch ông, còn CO2 khuếch tán vào trong tế bào. 0 trong tế bào C02 sẽ kết hợp với nước (có sự xúc tác của men C.A) thành H9CO3; H9C03 phân ly thành ion H+ và ion HCO3 ; ion Hf được bài tiết vào lòng ống còn ion HCO3 khuếch tán vào dịch kẽ.

Xem thêmThiếu ngủ thường xuyên là nguyên nhân gây ra bệnh thậnBệnh xã hội hay gặp nhất ở nam giới

  • TÁI HẤP THU URÊ

Urê cũng được tái hấp thu theo cơ chế thụ động nhưng với mức độ ít hơn cr vì mục đích chủ yếu của thận không phải là tái hấp thu urê mà là làm sao cho sản phẩm chuyển hóa có hại này được bài tiết vào nước tiểu càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên vì phân tử urê có kích thước rất nhỏ, ông thận cho urê thấm qua một phần, nên khi nước được tái hấp thu từ ống thận thì khoảng một nửa lượng urê có trong dịch lọc cầu thận sẽ được tái hấp thu thụ động cùng với nước, một nửa còn lại bài xuất theo nước tiểu.

  • TÁI HẤP THU NƯỚC

Nước được tái hấp thu thụ động theo Na+ và cr theo lực thẩm thấu. Khi Na+ và cr được vận chuyển vào khoảng kẽ tế bào, chúng sẽ tạo ra một lực thẩm thấu hút nước từ lòng ống qua các mối nối khít giữa các tế bào biểu mô để vào khoảng kẽ rồi vào máu. Khoảng 65% nước được tái hấp thu ở ống lượn gần. Dịch ra khỏi ông lượn gần là dịch đẳng trương.

  • SỰ TÁI HẤP THU CÁC CHẤT DINH DƯỠNG

Glucose, protein, acid amin, ion acetoacetat và các vitamin, các chất này có trong dịch lọc cầu thận là những chất dinh dưỡng quan trọng của cơ thể. Bình thường các chất này được tái hấp thu hoàn toàn ở ống lượn gần theo cơ chế vận chuyển tích cực. Trước khi dịch đi khỏi ống lượn gần, nồng độ glucose, protein, acid amin trong dịch đã giảm xuống bằng không.

– Sự tái hấp thu protein: mỗi ngày có khoảng 30 gam protein được lọc vào cầu thận. Vì phân tử protein quá lớn nên protein được tái hấp thu qua diềm bàn chải của tế bào biểu mô ống lượn gần theo cơ chế ẩm bào. Ở bên trong tế bào, protein được tiêu hóa thành các acid amin rồi các acid amin được khuếch tán qua màng đáy và màng bên vào dịch kẽ theo cơ chế khuếch tán có chất mang.

– Sự tái hấp thu glucose: ở diềm bàn chải, glucose được vận chuyển tích cực thứ phát. Khi nồng độ glucose tăng cao trong tế bào, glucose được khuếch tán qua màng đáy bên vào dịch kẽ theo cơ chế khuếch tán có chất mang (facilitated diffusion).

  • SỰ TÁI HẤP THU CÁC SẢN PHẨM CHUYỂN HÓA CÙNG (URÊ, CREATININ VÀ CÁC CHẤT)

Chỉ một lượng nhỏ urê được tái hấp thu ở ống thận.

Creatinin không những không được tái hấp thu mà một lượng nhỏ Creatinin còn được bài tiết ở ống lượn gần, do đó nồng độ Creatinin tăng lên 140 lần.

Ion urat tuy được tái hấp thu nhiều hơn urê, nhưng vẫn có một lượng lớn urat được bài xuất ra nước tiểu. Sulphat, phosphat, nitrat được tái hấp thu tương tự như urat. Các chất này được tái hấp thu tích cực trong một chừng mực nhất định để cho nồng độ của chúng trong dịch ngoại bào không giảm xuống quá thấp.

  • SỰ  BÀI TIẾT ION H+

lon H+ được bài tiết theo cơ chế vận chuyển tích cực thứ phát ngược chiều vối ion Na+ (xem điểm 3.1. Tái hấp thu natri).

https://bacsihoasung.vn/wp-content/uploads/2017/10/tai-hap-thu-Na.jpghttps://bacsihoasung.vn/wp-content/uploads/2017/10/tai-hap-thu-Na.jpgPhạm HuyềnCẩm nang sức khỏeBài tiết nước tiểu,Chức năng của thận,Hệ bài tiết,Ống lượn gần
SỰ TÁI HẤP THU ION Na Bơm Na+, K+ - ATPase khu trú ở mặt bên và mặt đáy tế bào biểu mô, có tác dụng bơm Na+ từ tế bào ra dịch kẽ và bơm K+ từ dịch kẽ vào tế bào. Nhưng các mặt đáy-bên của tế bào...