Quả mướp

Công dụng:

Mướp được rất nhiều gia đình trồng lấy quả, chế biến làm thức ăn hàng ngày.

Quả mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, lợi tiểu, tiêu đờm, mất máu, giải độc, thông kinh mạch, làm ra sữa, khỏi lở sưng đau nhức và bổ khí, an thai.

  • Chữa tắc tia sữa, dùng quả mướp cả hạt, đốt tồn tính, tán bột uống với rượu, mỗi lần 8g và dùng xoa đắp ngoài, sẽ thông. ít sữa, thì nấu mướp với chân giò lợn ăn thì có sữa (Kinh nghiệm)-
  • Chữa phụ nữ kinh nguyệt không thông hoặc không hành kinh được, dùng một quả mướp khô, đốt tốn tính tán bột, uống vào lúc sáng sớm, với rượu hoặc trộn bột quả mướp với tiết vịt tráng làm bánh, ăn mỗi ngày 8-16g vào lúc đói lòng, với rượu.
Quả mướp có tác dụng chữa lở loét sưng đau nhức và bổ khí, an thai

Quả mướp có tác dụng chữa lở loét sưng đau nhức và bổ khí, an thai

  • Chữa trẻ em đầu lở loét dùng lá mướp tươi giã nhỏ vắt lấy nước cốt tắm gội vào đầu, vào tóc sẽ khỏi.
  • Chữa các loại lở ngứa chảy nước, nấu rễ cây mướp già ngâm rửa thì sẽ khỏi.
  • Chữa đau lưng lâu khỏi, dùng rễ Mướp 80-120g sắc uống.

Quả mận

Công dụng

Quả mận được nhiều người ưa thích.

Quả mận có vị chua chát, tính bình, ăn thì bớt đau nóng khớp xương. Nhưng ăn nhiều thì sinh nóng âm ĩ trong bụng.

>>> Xem thêm: Dinh dưỡng từ cây ngô và lúa mì

  • Rễ mận có tính lạnh, cạo bỏ lớp ngoài, sắc 20-30g uống chữa khí hư bạch đới, hay sắc ngậm chữa đau răng.
  • Nhân hạt mận có vị đắng, tính bình, có tác dụng lợi tiểu dùng chữa phù thũng và làm tan máu ứ, chưa bị thương đau xương, dùng 12g phối hợp với các vị khác.
  • Hoa mận thơm, vị đắng, dùng xát mặt bị tàn nhang xạm đen, da sẽ được sáng ra.
  • Nhựa mận có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng chữa mắt sưng đau, dùng L2g bột uống với nước sắc hạt muồng (sao) làm thang.
  • Lá mận có vị chua, tính bình, sắc 20-30g cho uống, chữa trẻ sốt cao co giật.
Quả mận giúp bớt đau nóng khớp xương

Quả mận giúp bớt đau nóng khớp xương

* Vỏ cây mận (lốp trắng) sắc uống chữa phiền khát, hơi cuộn lên dưới tim, bệnh lỵ, bạch đới, dùng 20-30g. sắc ngậm khỏi đau ràng và mụn lở chóng lành.

Quả giun

Công dụng:

Theo các bác sĩ thì quả giun có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng: Trục giun tiêu ích và tăng sức tiêu hóa. Liều dùng 6-20g.

  • Chữa trẻ em cam tích bụng to, mình gầy, mặt vàng, hâm hấp sốt dùng: Quả giun bỏ vỏ sao vàng, quả xoan bỏ vỏ ngoài và hạt trong, lấy cùi sai), mỗi thứ 40g, vỏ với bỏ và tẩm nước gừng sao, vỏ quýt mỗi vị 20g, các vị tán nhỏ, trộn với mật lợn viên bằng hạt đậu xanh, cho uống với nước cơm vào lúc đói theo liều sau: 3-6 tuổi uống 5 viên, 7-9 tuổi uống 10 viên, 10 tuổi trở lên uống 15 viên mỗi Lần. Ngày uống 1-2 lần (Nam dược thần hiệu).
  • Chữa trẻ em bị giun sán, thường đau bụng, miệng ứa nước rãi trong, dùng 3-4 quả giun, bỏ vỏ, sắc với nước vo gạo cho uống. Hoặc tán nhỏ cho uống mỗi lần 4g hòa với nước cơm vào lúc rạng sáng (Nam dược thần hiệu).
  • Chữa giun đũa và giun kim, dùng quả giun giã nát sắc uống, người lớn dùng mỗi lần 10 quả, trẻ em cứ mỗi tuổi dùng 1 quả, uống vào trước khi đi ngủ mỗi ngày uống 1 lần, uống liền trong 3 ngày.

* Lưu ý:

  • Uống quả giun với nước chè thì dễ gây nấc, buồn nôn và chóng mặt, uống quá liều thì say.
  • Uống quả giun raà chiêu với nước nóng thì dễ nôn ra ngay.
  • vỏ quả, dùng 20g sắc uống thì giã say rượu.
  • Lá dùng 30-60g sắc uống chữa giun, sán.
https://bacsihoasung.vn/wp-content/uploads/2017/12/Qua-man.jpghttps://bacsihoasung.vn/wp-content/uploads/2017/12/Qua-man.jpgPhạm HuyềnMón ăn bài thuốcBài thuốc dân gian,Cây thuốc chữa bệnh,Cây thuốc quanh ta,Phòng chữa bệnh
Quả mướp Công dụng: Mướp được rất nhiều gia đình trồng lấy quả, chế biến làm thức ăn hàng ngày. Quả mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, lợi tiểu, tiêu đờm, mất máu, giải độc, thông kinh mạch, làm ra sữa, khỏi lở sưng đau...